Đi Nhật theo diện kỹ sư là một trong những con đường giúp người lao động có cơ hội làm việc tại Nhật Bản với mức thu nhập hấp dẫn và môi trường chuyên nghiệp. Trong bài viết này, HappyBook Travel sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mọi thông tin quan trọng để bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi sang Nhật làm việc.
Điều kiện đi Nhật theo diện kỹ sư
Để đi Nhật theo diện kỹ sư, người lao động cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Việc tuân thủ đầy đủ các điều kiện này không chỉ giúp quá trình xin visa thuận lợi mà còn tăng cơ hội làm việc tại Nhật Bản .Dưới đây là các điều kiện cụ thể mà ứng viên cần đáp ứng:
Độ tuổi
Chương trình đi xuất khẩu Nhật Bản theo diện kỹ sư thường tuyển dụng ứng viên trong độ tuổi từ 21 đến 35. Một số đơn hàng có thể mở rộng độ tuổi lên đến 40, tùy thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng.
>>> Dịch vụ làm visa trọn gói tại HappyBook Travel
Sức khỏe
Người lao động cần đảm bảo sức khỏe tốt, có giấy chứng nhận đủ điều kiện làm việc tại nước ngoài. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng mà người lao động cần đáp ứng khi đi Nhật theo diện kỹ sư:
- Sức khỏe đạt yêu cầu, không thuộc danh sách 13 bệnh bị cấm theo quy định của chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản.
- Không có dị tật về giác quan, cơ quan vận động hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến công việc.
- Không có bệnh truyền nhiễm, bệnh cấp tính, mãn tính chưa được chữa trị.
- Một số ngành có thể yêu cầu thị lực tốt hoặc không có tiền sử phẫu thuật lớn.
Pháp lý
Người tham gia phải có hồ sơ pháp lý rõ ràng, không có tiền án, tiền sự, không vi phạm quy định về xuất nhập cảnh của Việt Nam và Nhật Bản.


Trình độ chuyên môn
- Người lao động cần có bằng cao đẳng hoặc đại học chính quy, chuyên ngành phù hợp với công việc tại Nhật
- Chỉ được ứng tuyển vào các công việc đúng chuyên ngành
- Phải nộp kèm bảng điểm để chứng minh trình độ học vấn
- Một số ngành có yêu cầu bổ sung, chẳng hạn:
- Kỹ sư xây dựng: Có kỹ năng sử dụng AutoCAD thành thạo
- Kỹ sư nông nghiệp: Biết vận hành máy móc nông nghiệp
- Kỹ sư bảo dưỡng ô tô: Có bằng lái ô tô
Trình độ tiếng Nhật
- Ứng viên cần có chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu N4 để đảm bảo giao tiếp cơ bản khi làm việc.
- Nếu có trình độ cao hơn như N3 hoặc N2, cơ hội thăng tiến và đàm phán mức lương tốt hơn sẽ dễ dàng hơn.
Kinh nghiệm làm việc
- Đa phần các đơn hàng yêu cầu từ 1 – 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan.
- Một số doanh nghiệp vẫn chấp nhận ứng viên chưa có kinh nghiệm nhưng sẽ có vòng phỏng vấn hoặc đào tạo trước khi xuất cảnh.
Yêu cầu về ngoại hình
- Nam: Cao từ 1m60, nặng trên 50kg
- Nữ: Cao từ 1m50, nặng trên 40kg
- Một số ngành có yêu cầu riêng về ngoại hình để đảm bảo phù hợp với tính chất công việc.
Đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không?
“Đi Nhật theo diện kỹ sư có tốt không?” là câu hỏi mà nhiều lao động quan tâm khi tìm kiếm cơ hội làm việc tại Nhật Bản. Đây là một trong những chương trình có nhiều lợi thế vượt trội so với các diện khác. Dưới đây là những lợi ích nổi bật khi đi Nhật theo diện kỹ sư:
Bài viết liên quan:
- Hướng Dẫn Chi Tiết Quy Trình Bảo Lãnh Người Thân Sang Hàn Quốc Làm Việc
- Diện Định Cư Mỹ F2b: Cha Mẹ Bảo Lãnh Con Trên 21 Tuổi Bao Lâu?
Cơ hội bảo lãnh người thân
Một trong những lợi thế lớn nhất khi đi Nhật theo diện kỹ sư là khả năng bảo lãnh vợ và con sang sinh sống cùng. Đây là điều mà các chương trình khác như thực tập sinh hay kỹ năng đặc định không thể thực hiện được ngay từ đầu.
Chi phí thấp hơn so với các chương trình khác
Chi phí tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản thường thấp hơn nhiều so với thực tập sinh hay visa kỹ năng đặc định. Lý do là vì các công ty Nhật thường hỗ trợ một phần phí tuyển dụng và làm thủ tục visa cho ứng viên.
Cơ hội học tập và thăng tiến
Làm việc tại Nhật theo diện kỹ sư không chỉ giúp người lao động có mức thu nhập ổn định, mà còn tạo điều kiện để học hỏi và nâng cao tay nghề.Một số lợi ích đáng chú ý gồm:
- Cơ hội làm việc trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp, nơi áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất…
- Có cơ hội gia hạn visa vô thời hạn, nếu đáp ứng các điều kiện về công việc.
- Hưởng chế độ phúc lợi tương tự như người Nhật, bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và khám sức khỏe định kỳ.


Mức thu nhập hấp dẫn
Mức lương cơ bản của kỹ sư làm việc tại Nhật dao động từ 180.000 – 200.000 Yên/tháng (khoảng 36 – 40 triệu VNĐ/tháng). Đặc biệt, nếu có thêm giờ hoặc làm thêm ngày nghỉ, thu nhập có thể tăng lên đáng kể.
Thời hạn lưu trú đi Nhật theo diện kỹ sư
Visa đi Nhật theo diện kỹ sư thường có thời hạn từ 1 đến 5 năm, tùy theo hợp đồng. Sau khi hết hạn, người lao động cần gia hạn tư cách lưu trú để tiếp tục làm việc hợp pháp. Việc gia hạn này sẽ do Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản xem xét dựa trên quá trình làm việc, thu nhập và việc tuân thủ pháp luật trong thời gian lưu trú.
Nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện, người lao động có thể gia hạn visa nhiều lần mà không bị giới hạn số năm ở lại. Ngoài ra, sau một thời gian dài làm việc tại Nhật, nếu có mong muốn gắn bó lâu dài, người lao động có thể xin visa vĩnh trú hoặc bảo lãnh người thân sang Nhật theo quy định của chính phủ Nhật Bản.


Các nhóm ngành đi Nhật theo diện kỹ sư
Dưới đây là bảng tổng hợp các nhóm ngành kỹ sư đi Nhật, công việc cụ thể, yêu cầu tuyển dụng và mức thu nhập:
STT | Nhóm ngành nghề | Công việc chính | Yêu cầu tuyển dụng | Mức lương |
1 | Kỹ sư điện – điện tử | Lắp ráp linh kiện điện tử, máy điện, bảng mạch in | Chỉ tuyển nam | 140.000 – 160. Yên
(~24.000.000 – 28.000.000 VND) |
2 | Kỹ sư xây dựng | Giám sát công trình, vận hành máy móc thi công | Chủ yếu tuyển nam | 200.000 – 250.000 Yên
(~ 35.000.000 – 44.000.000 VND) |
3 | Kỹ sư cơ khí, chế tạo | Thiết kế, vận hành, bảo trì máy móc, thiết bị công nghiệp | Tuyển nam | 190.000 – 200.000
(~ 33.000.000 – 35.000.000 VND) |
4 | Kỹ sư nông nghiệp | Canh tác nông nghiệp, chăm sóc gia súc gia cầm, kiểm soát dịch hại, phát triển thủy sản | Tuyển cả nam và nữ | 210.000 – 220.000 Yên
(~37.000.000 – 39.000.000 VND) |
5 | Kỹ sư công nghệ thông tin | Quản trị hệ thống mạng, phát triển phần mềm, giám sát hệ thống | Tuyển cả nam và nữ | 180.000 – 250.000 Yên
(~ 32.000.000 – 44.000.000 VND) |
6 | Kỹ sư công nghệ thực phẩm | Kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, kiểm soát nguyên liệu | Tuyển cả nam và nữ | 190.000 – 210.000 Yên
(~ 33.000.000 – 37.000.000 VND) |
7 | Kỹ sư may mặc | Quản lý sản xuất, đánh giá chất lượng, nghiên cứu mẫu và thiết kế mới | Tuyển cả nam và nữ | 180.000 – 200.000 Yên
(~ 32.000.000 – 35.000.000 VND) |
Hồ sơ xin đi Nhật theo diện kỹ sư
Để tham gia chương trình làm việc tại Nhật theo diện kỹ sư, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu còn hiệu lực
- Ảnh 3x4cm hoặc 4x6cm, nền trắng, chụp trong vòng 6 tháng gần nhất.
- Giấy khám sức khỏe
- Sổ hộ khẩu photo có xác nhận công chứng
- Bản sao có chứng thực của Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
- Giấy khai sinh sao y bản chính có công chứng
- Giấy xác nhận nhân sự do cơ quan công an tại nơi cư trú cấp, nhằm đảm bảo không có tiền án tiền sự.
- Bằng cấp chuyên môn (từ hệ Cao đẳng trở lên)
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Nếu đã kết hôn, cần cung cấp bản sao giấy đăng ký kết hôn có công chứng. Nếu chưa kết hôn, cần giấy xác nhận độc thân do chính quyền địa phương cấp)
- Giấy tờ bổ sung khác (nếu có): Một số công ty có thể yêu cầu thêm giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc hoặc chứng chỉ ngoại ngữ (như tiếng Nhật).


Quy trình xin thủ tục đi Nhật theo diện kỹ sư
Hoàn tất thủ tục xin visa kỹ sư Nhật Bản cần trải qua các bước quan trọng sau. Việc thực hiện đúng quy trình giúp người lao động rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ và đảm bảo tỷ lệ đậu visa cao.
Bước 1: Tìm kiếm đơn vị hỗ trợ uy tín
Bước 2: Chọn đơn hàng phù hợp và kiểm tra sức khỏe
Bước 3: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Bước 4: Thi tuyển và phỏng vấn
Bước 5: Tiếp nhận kết quả và tiến hành ký kết hợp đồng lao động.
Bước 6: Thực hiện thủ tục xin tư cách lưu trú (COE) và nộp hồ sơ xin visa.
Bước 7: Xuất cảnh và nhập cảnh Nhật Bản
Chi phí đi Nhật theo diện kỹ sư
Nhiều người khi có ý định sang Nhật theo diện kỹ sư thường băn khoăn: Đi Nhật theo diện kỹ sư hết bao nhiêu tiền? Trên thực tế, chi phí sẽ bao gồm nhiều khoản khác nhau, cụ thể:
- Phí xin visa tại Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản: 4.000 yên (~850.000 đồng).
- Thời gian xử lý hồ sơ: Khoảng 15 – 30 ngày, tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Lưu ý:
- Chi phí đi Nhật theo diện kỹ sư có thể phát sinh thêm tùy vào đơn vị tư vấn, phí dịch thuật, công chứng hồ sơ và các khoản chi khác.
- Trước khi visa hết hạn từ 1 – 3 tháng, bạn cần chủ động gia hạn tại Cục quản lý xuất nhập cảnh nơi làm việc.


Những câu hỏi thường gặp khi xin đi Nhật theo diện kỹ sư
Khi tìm hiểu về việc đi Nhật theo diện kỹ sư, nhiều người lao động thường có những băn khoăn liên quan đến điều kiện hồ sơ, yêu cầu bằng cấp, sức khỏe cũng như khả năng xin visa. Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến và giải đáp chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình này.
-
Từng trượt visa du học hoặc thực tập sinh, có thể xin visa kỹ sư không?
CÓ THỂ, nhưng hồ sơ cần đảm bảo đủ điều kiện theo yêu cầu cao hơn. Việc xét duyệt visa sẽ tùy thuộc vào lý do trượt trước đó và quy định của Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản.
-
Bằng kỹ sư thực hành có được chấp nhận không?
Bằng kỹ sư thực hành thực chất là bằng cao đẳng chính quy nên có thể xin visa kỹ sư. Tuy nhiên, do khác biệt trong hệ thống giáo dục giữa Việt Nam và Nhật Bản, loại bằng này có thể gây hiểu lầm khi xét duyệt.
-
Người bị viêm gan B có thể đi Nhật theo diện kỹ sư không?
Không giống chương trình thực tập sinh, diện kỹ sư không có quy định cấm đối với người bị viêm gan B, nên bạn vẫn có thể làm việc tại Nhật Bản.
-
Đi Nhật diện kỹ sư có cần biết tiếng Nhật không?
CÓ. Hầu hết các công ty đều yêu cầu trình độ Nhật ngữ nhất định. Nếu tiếng Nhật tốt, bạn sẽ có lợi thế về mức lương, chi phí thấp hơn và thời gian xuất cảnh nhanh hơn.
-
Xin visa kỹ sư có dễ không?
Việc đậu visa phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số lý do khiến hồ sơ bị từ chối gồm:
- Lý lịch cá nhân có vấn đề.
- Bằng cấp không đáp ứng yêu cầu công việc.
- Công ty bảo lãnh không đủ điều kiện theo quy định của Nhật Bản.
Đi Nhật theo diện kỹ sư là cơ hội tốt để phát triển sự nghiệp trong môi trường chuyên nghiệp, với mức thu nhập hấp dẫn và nhiều chế độ đãi ngộ. Để đảm bảo quá trình thuận lợi, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, đáp ứng các điều kiện cần thiết và tìm hiểu kỹ về chi phí, thời hạn lưu trú cũng như quy trình thủ tục.