Các loại visa nhập cảnh Nhật Bản? Thủ tục xin visa nhập cảnh Nhật Bản như thế nào? Cần lưu ý gì khi làm thủ tục visa nhập cảnh Nhật? Những đối tượng được xin thay visa? Những câu hỏi này của bạn sẽ có lời giải đáp trong bài viết sau đây của Happy Book nhé!
Các loại visa nhập cảnh Nhật Bản
Nếu dựa vào mục đích chuyến đi thì có rất nhiều loại visa nhập cảnh Nhật Bản. Cụ thể bao gồm:
Visa du lịch
Visa du lịch tự túc là loại visa ngắn hạn được nhiều du khách trên thế giới luôn muốn làm. Đối với loại visa này, bạn chỉ được nhập cảnh duy nhất 1 lần, lưu trú tối đa chỉ 15 ngày và thời hạn tối đa là 90 ngày. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức du lịch như đi tự túc, với gia đình hoặc đi theo tour.
Visa thương mại
Visa thương mại được chia ra thành hai loại chi tiết hơn với visa 1 lần và nhiều lần nhập cảnh. Đối với loại 1 lần nhập cảnh dành cho đối tượng nghiệp vụ, học tập ngắn hạn, ký hợp đồng, giao lưu, tham gia thể thao, hội thi, … Đối tượng được nhiều lần nhập cảnh như nhân viên chính thức, đại biểu, nhà tri thức, vợ/chồng/con/bố/mẹ. Thời hạn lưu trú tối đa 90 ngày.
Visa thăm thân
Đối với loại visa này dành cho những người có quan hệ huyết thống trong gia đình. Khi sở hữu visa thăm thân, bạn có thể nhập cảnh 1 hoặc nhiều lần vào Nhật Bản. Thời hạn lưu trú cho mỗi lần tối đa là 30 ngày. Thời hạn visa kéo dài từ 3 tháng đến 5 năm.
Visa du học
Đối với loại visa này, thường người xin sẽ có nhu cầu lưu trú tại đây trong khoảng thời gian dài hạn. Trừ các trường hợp sang Nhật để học tập và trao đổi các khóa ngắn hạn. Thời hạn của visa du học kéo dài từ 3 – 60 tháng và có thể gia hạn thêm tùy mục đích. Đặc biệt, du học sinh Nhật có 28g/tuần để đi làm thêm nhé.
Visa lao động
Đối với loại visa này có rất nhiều diện để bạn lựa chọn để phù hợp với bản thân, cụ thể:
- Visa lao động diện kỹ thuật (cơ khí, hóa học, may mặc, …).
- Visa lao động khối kinh tế (kế toán, marketing, quản trị kinh doanh, …).
- Visa lao động khối nông nghiệp (sinh học, môi trường, thực phẩm, …).
- Visa lao động phổ thông (dành cho người tốt nghiệp cấp 2 trở lên).
- Visa dành cho người tốt nghiệp trung cấp nghề, cao đẳng nghề, kỹ thuật hàn, điện (yêu cầu có kinh nghiệm cao từ 6 – 10 năm).
- Và còn rất nhiều loại visa khác nữa.
Thời hạn lưu trú đối với loại visa này thường khá dài. Từ 6 tháng đến 2 năm và có thể gia hạn thêm (được gia hạn trước khi visa sắp hết hạn).
Visa y tế
Đây là loại visa dành cho người đang có nhu cầu sang Nhật để điều trị. Thời hạn mỗi lần được lưu trú tối đa là 90 ngày. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp mà mỗi lần nhập cảnh có thể lưu trú từ 15 ngày, 30 ngày, 90 ngày và dài hơn.
Visa working holiday
Đây là loại visa đặc biệt, vì chưa được cấp phép cho công dân Việt Nam. Các quốc gia được xin visa này là châu Úc, Mỹ, Canada, Pháp, Island, Đức và New Zealand. Visa này yêu cầu người xin phải từ 18 – 30 tuổi, được sinh sống 1 năm và làm việc bán thời gian tại Nhật Bản. Nhưng bạn cần đảm bảo tài chính khi sống và làm việc tại đây nhé.
Trên đây là những loại visa tiêu biểu khi bạn có nhu cầu đến đây. Ngoài ra, còn visa kết hôn, visa lưu trú vĩnh viễn với các quy định khác nhau. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về nó bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 0904 221 293 này nhé!
Các đối tượng được xin visa thay
Theo quy định, những ai muốn xin visa phải trực tiếp đến tiếp nhận hồ sơ. Nhưng có một số trường hợp có thể nhờ người đại diện (người thân, đồng nghiệp, công ty, …) xin thay.
– Người dưới 16 tuổi
– Người trên 60 tuổi
– Người hạn chế khả năng di chuyển
– Người đã từng xin visa và nhập cảnh Nhật Bản trong 3 năm trở lại đây
– Người đại diện xin cho công ty (theo diện du lịch đoàn, tập thể)
Thủ tục xin visa nhập cảnh Nhật Bản
Để có thể nhận được visa đến Nhật Bản, bạn cần biết được thủ tục xin Visa nhập cảnh Nhật Bản các bước như thế nào. Dưới đây là chi tiết mà Happy Book tổng hợp dễ hiểu nhất dành cho bạn. Tham khảo ngay:
Chuẩn bị hồ sơ
Hộ chiếu bản gốc, còn hiệu thức tối thiểu 6 tháng.
Mẫu đơn xin visa nhập cảnh Nhật Bản với mục đích cụ thể, thông tin cần được điền đầy đủ, chính xác.
Ảnh thẻ 4.5×4.5cm, được chụp gần nhất trong 6 tháng, nền trắng, rõ mặt, không chỉnh sửa và ghi họ tên sau ảnh (tránh làm mất ảnh mà còn tìm lại được).
Hồ sơ chứng minh tài chính mỗi loại 1 bản (giấy chứng nhận số dư ngân hàng, sao kê tài sản, giấy chứng nhận tiền gửi có kỳ hạn, giấy xác nhận việc làm, hợp đồng lao động, sổ đỏ đất đai, giấy tờ nhà, chứng khoán, …).
Vé máy bay đi quốc tế khứ hồi hoặc vé tàu (nhưng bạn cần trình bày hoặc lưu ý vì chưa biết đã được cấp visa hay chưa, nên khoan mua vé trước).
Hành trình chuyến đi chi tiết (nơi đến, nơi đi, nơi cư trú, phương tiện đi lại khi đến Nhật, …).
Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hoàn thành hồ sơ, đến các địa điểm sau để nộp hồ sơ:
- Số 27, đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
- Số 261, đường Điện Biên Phủ, quận 3, Hồ Chí Minh
- Tòa nhà Ocean Park, Tầng 2, số 1, đường Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
- Lầu 3, Tòa nhà Resco, số 94 – 96, đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, Hồ Chí Minh
Mỗi đơn vị sẽ có một khoảng thời gian nhận nộp hồ sơ khác nhau. Thông thường, thời gian dao động từ 8g30 đến 16g45.
Vì hiện nay có rất nhiều địa điểm nộp hồ sơ, nên bạn lựa chọn nơi gần nhà hoặc tiện đường để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho mình.
Xét duyệt visa
Đối với visa nhập cảnh Nhật Bản, thời gian xét duyệt từ 8 – 10 ngày làm việc (tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ). Đôi khi thời gian sẽ kéo dài nếu như bạn thiếu hồ sơ, cần bổ sung hồ sơ.
Trong quá trình xét duyệt, Lãnh sự quán sẽ không phản hồi bất kỳ câu hỏi liên quan nào đến nội dung xét duyệt. Nếu, trường hợp bị từ chối visa thì trong 6 tháng tiếp theo, đơn vị làm visa sẽ không nhận hồ sơ với mục đích như cũ.
Nhận kết quả
Sau khi có kết quả visa, vui lòng theo dõi thông báo qua email, sms hoặc số điện thoại từ đơn vị làm visa. Sau đó, bạn vui lòng mang theo giấy hẹn hoặc biên nhận hồ sơ và lệ phí để nhận kết quả nhé.
Một số trường hợp thay đổi lịch trình sau khi đã nhận visa
Trường hợp bạn muốn thời gian lưu trú nhiều hơn thì cần xin lại visa mới.
Thời hạn hiệu lực của visa là 90 ngày (tính từ ngày cấp), nên bạn phải tận dụng thời gian này nhập cảnh Nhật Bản. Nếu không, visa của bạn sẽ hết hiệu lực.
Lưu ý trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh Nhật Bản
Trong suốt quá trình điền thông tin để làm thủ tục xin visa nhập cảnh Nhật Bản, bạn cần chú ý với những thông tin cơ bản sau đây phải được hoàn thiện. Cụ thể bao gồm:
- Điền đầy đủ họ và tên, và bắt đầu từ họ của bạn.
- Điền quốc tịch của bạn đang sinh sống.
- Điền các con số của hộ chiếu của bạn.
- Điền ngày sinh chính xác của bạn theo định dạng dd/mm/yyyy.
- Đánh dấu ✔️vào ô Nam hoặc Nữ.
- Điền nghề nghiệp hiện tại của bạn.
- Điền số hiệu chuyến bay đi quốc tế khứ hồi của bạn đến Nhật Bản.
- Mục đích chuyến của bạn đến Nhật Bản là gì. Tourism (du lịch), Business (công tác), Visit Relatives/Friends (thăm thân), Others (khác) và ghi rõ mục đích. Điều này sẽ giúp đơn vị nắm rõ thông tin của bạn.
- Địa chỉ lưu trú khi đến Nhật Bản (địa chỉ khách sạn, nhà riêng, số điện thoại liên hệ).
- Ký tên xác nhận (lưu ý chữ ký phải đồng bộ như trong hộ chiếu).
- Đánh dấu ✔️vào No khi khỏe mạnh, chọn Yes khi có vấn đề về sức khỏe và cần ghi rõ thông tin tình trạng hiện tại.
- In tờ khai nhập cảnh vào Nhật Bản trước hoặc khi đến sân bay. Nhưng hãy chuẩn bị trước để không gặp nhiều vấn đề và bản thân được chủ động hơn.
- Tờ khai cần được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng Nhật (nếu có thể hãy chuẩn bị 2 bản để phòng thờ nhé).
- Cẩn thận bảo quản tờ khai để trình bày cho các nhân viên kiểm tra khi nhập cảnh qua hải quan.
- Thông tin cần điền đủ và chính xác theo yêu cầu của đơn vị làm visa.
Kết luận
Hy vọng rằng, với thủ tục xin visa nhập cảnh Nhật Bản chi tiết như trên sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận được visa. Điều này chính là hạnh phúc đối với chúng tôi. Khi giúp được một khách hàng qua Nhật là một niềm vui mỗi ngày, động lực để Happy Book cố gắng hoàn thiện nhiều hơn mục tiêu đưa càng nhiều khám phá Nhật Bản. Vậy, đừng sợ mà không dám thử một lần đặt chân lên đất nước mặt trời mọc này nhé!